QUALITY STANDARDS

OEKO-TEX

Oeko-Tex_Standard fabrics_Color_RGB

OEKO-TEX Standard 100 (Tiêu chuẩn OEKO-TEX 100) là một hệ thống thử nghiệm và chứng nhận độc lập cho các sản phẩm dệt may, bao gồm tất cả các giai đoạn sản xuất dọc theo chuỗi giá trị của ngành dệt may.

Mục đích của việc gắn nhãn “Confidence in Textiles” (Hàng dệt may đáng tin cậy) là nhằm thông báo cho người tiêu dùng biết rằng các sản phẩm dệt may đã trải qua quá trình kiểm tra trong phòng thí nghiệm. Các sản phẩm dệt may có nhãn này đều được chứng minh các hóa chất độc hại có trong vải dưới mức cho phép.

Phương châm Confidence in Textiles:của OEKO-Tex Standard 100 có từ năm 1992, được xem như tiêu chuẩn vàng về kiểm tra độc lập các hóa chất có hại trong vải.

Danh mục kiểm tra bắt buộc của OEKO-TEX Standard 100 có giá trị trên toàn thế giới, dựa trên các thông số đã được khoa học chứng minh và được cập nhật, sửa đổi hàng năm theo luật pháp và các nghiên cứu mới nhất, bao gồm:

  1. Các chất bất hợp pháp như thuốc nhuộm/chất tạo màu chưa tác nhân gây ung thư.
  2. Các chất được quy định hợp pháp như kim loại nặng (chì, thủy ngân, v.v.).
  3. Các chất được biết là có hại cho sức khỏe nhưng chưa được pháp luật quy định/cấm sử dụng như thuốc trừ sâu, thuốc nhuộm gây dị ứng (nguyên nhân gây dị ứng).
  4. Các thông số kỹ thuật như độ bền màu và độ pH thân thiện với làn da (thân thiện với da nhạy cảm). Đây là những phương pháp phòng chống để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.


Dệt may sinh thái gồm có 4 lĩnh :

1. Sinh thái sản xuất

Xem xét tác hại của các quy trình sản xuất đối với con người và môi trường, ví dụ như sức khỏe nghề nghiệp và an toàn lao động, tiêu thụ vật liệu, nước và năng lượng, xử lý nước thải và chất thải cũng như nguyên nhân tạo ra bụi và tiếng ồn.

2. Sinh thái nhân văn

Sinh thái nhân văn nghiên cứu các thành phần hóa học có trong hàng dệt may và sự tác động của chúng đối với sức khỏe và an toàn của cộng đồng.

3. Hiệu suất sinh thái

Hiệu suất sinh thái đề cập tới các giai đoạn sản xuất của hàng dệt may. Các giai đoạn này cần được kiểm tra về sự tác động đến môi trường từ quá trình giặt, làm sạch cho đến bảo quản.

4. Xử lý rác thải sinh thái

Phân tích các vấn đề liên quan đến xử lý, tái sử dụng, tái chế và loại bỏ (tái chế nhiệt hoặc chôn lấp) hàng dệt may.


Các sản phẩm dệt may chỉ có thể được chứng nhận nhãn hiệu tiêu chuẩn OEKO-TEX Standard 100 nếu tất cả các thành phần hóa chất trong vải đáp ứng đủ tiêu chí bắt buộc mà không có trường hợp ngoại lệ.

Giấy chứng nhận được thực hiện sau khi nhà sản xuất gửi đơn yêu cầu theo mẫu cho một trong những viện kiểm nghiệm được ủy nhiệm hoặc văn phòng đại diện chính thức trên toàn thế giới. Các mẫu vật liệu được kiểm tra nghiêm ngặt tại các viện thành viên ở châu Âu và Nhật Bản để đảm bảo mức độ kiểm tra và đồng nhất.

Điều kiện tiên quyết để được cấp chứng nhận là các nhà sản xuất phải công bố và đảm bảo các mẫu sản phẩm dệt may đã được kiểm tra thành công phải đúng với chất lượng của các sản phẩm được sản xuất hoặc bán trong vòng 12 tháng thời hạn của giấy chứng nhận.

Một yêu cầu khác cũng quan trọng không kém là quá trình kiểm toán. Kiểm toán viên từ các viện kiểm nghiệm OEKO-TEX sẽ cùng với nhân viên công ty kiểm tra quy trình sản xuất và đảm bảo chất lượng của công ty nhằm tạo ra những điều kiện chứng nhận khả thi nhất, đảm bảo chất lượng sản phẩm sinh thái nhân văn được duy trì trong suốt thời gian chứng nhận.

LABOTEX

labotex_logo_original

Labotex là một phòng thử nghiệm độc lập được ISO công nhận tại Bỉ, chủ yếu phục vụ các đơn vị tiên phong trong ngành công nghiệp trang trí vải nội thất. Điều này có nghĩa là bất kỳ bài kiểm tra nào được thực hiện trong phòng thí nghiệm Labotex đều được công nhận đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn ISO.

Labotex tin rằng chỉ cần thông qua sự hiểu biết khoa học chuyên sâu về đặc tính và ưu nhược điểm của các loại vải mà các nhà sản xuất có thể nhất quán đạt được chất lượng cao. Cho dù thị trường của bạn là địa phương, quốc gia hay quốc tế, Labotex sẽ giúp bạn kiểm tra và đảm bảo rằng vải của bạn luôn đạt đủ tiêu chuẩn chất lượng.

Labotex thực hiện một loạt thử nghiệm cơ học (bao gồm các bài kiểm tra Martindale và Wyzenbeek) theo những tiêu chuẩn khắt khe nhất của các tổ chức quốc tế hàng đầu. Những tiêu chuẩn này gồm:

  • ISO (Tiêu chuẩn quốc tế về Tiêu Chuẩn Hóa)
  • EN (Tiêu chuẩn châu Âu)
  • BS (Tiêu chuẩn Anh)
  • IMO (Tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng hải Quốc tế)
  • ASTM (Tiêu chuẩn của Hiệp hội Thí nghiệm và Vật liệu Hoa Kỳ)


Cả hai bài kiểm tra về độ ma sát vải Martindale (Quốc tế) và Wyzenbeek (Mỹ) đều đánh giá khả năng chống mài mòn của vải (cào, trầy, xước, hao mòn và cọ xát). Hai phương pháp này thường được sử dụng để dự đoán độ bền của vải. Độ bền thực tế được xác định bởi nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Hàm lượng chất xơ
  • Kiểu dệt
  • Thành phẩm
  • Bảo quản
  • Cách vệ sinh
  • Mục đích sử dụng

Độ bền của vải bọc nội thất là sự kết hợp phức tạp của một số kiểm tra về hiệu suất vải bên cạnh độ mài mòn, bao gồm độ trượt đường may (hiện tượng đường may bị nở ra dưới tác dụng của lực), độ vón kết pilling (hiện tượng các sợi trên mặt vải bị nhô/xù lên), độ bền xé rách và mục đích sử dụng.

Tuy nhiên, bạn không thể cho rằng nếu một tấm vải đạt 30.000 Wyzenbeek, nó chắc chắn sẽ đạt 40.000 Martindale. Điều đó chỉ đơn giản là sai. Martindale có thể cao hơn hoặc thấp hơn: bạn phải kiểm tra nó để biết chắc chắn. Ví dụ: với việc sử dụng Heavy Duty, bạn có thể chỉ định 30.000 lần chà xát kép Wyzenbeek HOẶC 40.000 chu kỳ theo phương pháp Martindale.