Tiêu Chuẩn Tái Chế Toàn Cầu Là Gì?

20 tháng 10, 2020

Chúng tôi luôn thúc đẩy bản thân để tạo ra những bộ sưu tập mới bền vững và thân thiện với môi trường hơn. Hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu Tiêu chuẩn Tái chế Toàn cầu (GRS) và ý nghĩa của nó trong cuộc sống hiện nay. 

Trong một bài viết trước đây, chúng tôi đã rất phấn khích khi thông báo rằng Bộ sưu tập sắp ra mắt sẽ được dệt từ sợi polyester tái chế. Để giúp các bạn hiểu rõ hơn, hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu về Tiêu chuẩn Tái chế Toàn cầu (GRS) - tiêu chuẩn để chúng tôi tạo ra các sản phẩm dệt may bền vững hơn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ làm rõ GRS là gì và xem xét lịch sử cũng như tầm quan trọng của nó trên thế giới.

Định nghĩa GRS 

Các tiêu chuẩn bền vững yêu cầu các tổ chức phải cam kết chịu trách nhiệm ở quy mô toàn cầu trước những vấn đề quan trọng về môi trường. 

Tiêu chuẩn Tái chế Toàn cầu (GRS) là một tiêu chuẩn chứng nhận để các công ty xác định thành phần vật liệu tái chế trong sản phẩm của họ. Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho cả thành phẩm lẫn sản phẩm đang trong quá trình phát triển. Tiêu chuẩn GRS đảm bảo rằng sự tuyên bố về thành phần tái chế trong sản phẩm của họ là chính xác và được cập nhật.

Và sau cùng, bất cứ ai cũng có thể khiếu nại bất kì điều gì về sản phẩm của họ và GRS sẽ giữ vai trò đảm bảo của bên thứ ba độc lập. Tiêu chuẩn này được áp dụng cho nhiều ngành khác nhau tạo nên ngành công nghiệp dệt may, từ kéo sợi và dệt thoi đến dệt kim, bao gồm nhuộm, in và may ở hơn 50 quốc gia.

Lịch sử ngắn gọn của GRS 

The Textile Exchange (Hiệp Hội Trao đổi dệt may) là một tổ chức phi lợi nhuận toàn cầu và cũng là cơ quan chủ quản GRS từ năm 2011, nhưng trước đó, vào năm 2008, Control Union Certificate (CUC) mới là nơi đầu tiên phát triển tiêu chuẩn này. The Textile Exchange có định nghĩa GRS ngắn gọn trên website của họ như sau: 

Tiêu chuẩn Tái chế Toàn cầu (GRS) là một tiêu chuẩn theo dõi các nguyên liệu thô được tái chế thông qua chuỗi cung ứng. Nó cũng bao gồm các tiêu chuẩn vận hành để ngăn chặn việc sử dụng các hóa chất tiềm ẩn nguy hiểm và xác nhận sản xuất có trách nhiệm với môi trường và xã hội tại các cơ sở. GRS sử dụng chuỗi các yêu cầu về bảo quản sản phẩm của Content Claim Standard (CCS – Tiêu chuẩn Tuyên bố Thành phần, cung cấp cho các công ty công cụ để xác minh thành phần của nguyên liệu đầu vào) – Textile Exchange.

Việc chứng nhận các tiêu chuẩn của Textile Exchange được thực hiện thông qua các tổ chức chứng nhận bởi một bên thứ ba được công nhận. Về phần mình, Textile Exchange là một thành viên của liên minh ISEAL - một tổ chức đa thành viên có vai trò đặt ra các tiêu chuẩn bền vững đáng tin cậy trên toàn cầu.   

Cả ISEAL và Textile Exchange đều xác định các hoạt động quốc tế tốt nhất cho những nhà sản xuất và chuyển đổi ngành dệt may khi nói đến tính bền vững. Họ cam kết tạo ra sự thay đổi thực sự và có ý nghĩa trong ngành công nghiệp dệt may trên toàn thế giới, từ thiết kế các bộ sưu tập cho đến vải thành phẩm. 

GRS quy định rằng một sản phẩm phải có 20% thành phần tái chế trước khi được chứng nhận là một công cụ B2B (sản phẩm kinh doanh giữa các doanh nghiệp với nhau). Nếu một công ty muốn được vào danh sách có chứng nhận nhãn GRS trên sản phẩm dành cho người tiêu dùng, sản phẩm đó phải có tối thiểu 50% thành phần tái chế. Tất cả loại vải thuộc dòng sản phẩm “Eco” của FR-One đều chứa ít nhất 50% thành phần tái chế.

Chứng nhận GRS hoạt động như thế nào? 

Để có thể yêu cầu Tiêu chuẩn Tái chế Toàn cầu cấp chứng nhận cho một sản phẩm tiêu dùng, tất cả các bộ phận tham gia vào sản xuất sản phẩm đó phải đảm bảo rằng họ cũng được chứng nhận bởi một tổ chức độc lập – Control Union. 

FR-One là một công ty được đánh giá hàng năm. Cuộc kiển tra này sẽ đánh giá quy trình sản xuất, kinh doanh và dây chuyền sản xuất sở hữu nhằm đảm bảo thành phần tái chế trong các loại vải của chúng tôi là chính xác. 

Tương tự như vậy, tất cả các công ty tham gia sản xuất vải tái chế của chúng tôi đều được kiểm tra và chứng nhận, bắt đầu với công ty cung cấp sản phẩm phế thải (chai nhựa), tiếp theo là nhà máy chuyển đổi chai nhựa thành PET (polyester) rồi đến xưởng dệt vải. 

Để cấp con dấu xác thực, mỗi bước của quy trình nêu trên đều phải được chứng nhận bằng một “Chứng chỉ giao dịch” duy nhất nhằm xác minh từng lô vải. Điều này cho phép chúng tôi bảo đảm thành phần tái chế là xác thật và có thể truy nguyên trở lại những chai nhựa phế thải ban đầu, mang đến khả năng truy xuất nguồn gốc và tính minh bạch. 

Quy trình đầu cuối và tính minh bạch do GRS cung cấp là một bước quan trọng giúp chúng tôi trở nên có ý thức về môi trường và cung cấp các loại vải bền vững hơn. Chứng nhận GRS và sản phẩm được chứng nhận GRS là lựa chọn tất yếu cho FR-One, phù hợp với các giá trị cốt lõi của công ty.

Tìm hiểu thêm

Nếu bài viết này thu hút sự quan tâm của bạn, điều đó thật tuyệt vời! Hãy liên hệ với chúng tôi để tìm hiểu thêm về các loại vải kháng cháy được chứng nhận GRS của FR-One.

Ghé thăm văn phòng Việt Nam của chúng tôi tạiAcacia Fabrics Vietnam

Bạn đang tìm kiếm chiếc ghế sofa chất lượng với những loại vải sáng tạo và dễ dàng bảo dưỡng? Hãy tìm phòng trưng bày gần mình nhất tại acaciasofa.co
Nếu bạn đang tìm kiếm một bức màn hoàn hảo thể hiện rõ cá tính ngôi nhà của bạn, hãy tìm đến các cửa hàng gần nhất tại 
acaciacurtain.co