Nhận Biết Các Loại Vải

19 tháng 4, 2019

by MARTIN OOI

Thế giới của vải là một thế giới rộng lớn và đa dạng, với nhiều sự lựa chọn để quyết định mà điều này hoàn toàn phụ thuộc vào sở thích của bạn. Chẳng có vấn đề gì khi bạn là một thợ may đầy hoài bão để theo đuổi đam mê hay đơn giản chỉ là phục vụ các sở thích cá nhân khi tự tay lựa chọn một loại vải cho bức màn mới hoặc tìm kiếm một cái gì đó mới lạ cho tấm ga trải giường mới của mình. Hiểu biết về các loại vải là một loại kỹ năng cần phải luôn được tìm hiểu và trau dồi, bằng cách này hay cách khác.

Khi nói đến loại vải, người ta có thể nghĩ rằng đó là một quá trình phức tạp vì có rất nhiều yếu tố góp phần tạo nên sự lựa chọn thích hợp. Tuy nhiên, nó vẫn là một kỹ năng rất cần thiết bởi vì không ai biết bạn cần gì ngoài chính bạn! Vì vậy, ngay cả khi bạn không hề có chút xíu ý định nào trong việc mở nhà máy sản xuất vải của riêng mình, thì việc có kiến thức cơ bản vẫn là rất cần thiết. Việc không biết các tính chất của các loại vải khác nhau có thể dẫn đến những sai lầm tai hại. Nhưng đừng nên quá lo lắng, vì chúng tôi, ngay bây giờ, sẽ làm nổi bật những lưu ý cần biết về vải để giúp bạn tìm ra loại vải phù hợp với nhu cầu của mình.

Gent / Collection

Bông

Đầu tiên, hãy nói về loại vải được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường. Bạn có thể tìm thấy chất liệu vải này trong hầu hết mọi thứ, áo thun cotton, quần, trang phục công sở… Cotton thoải mái và mềm mại đồng thời tạo cảm giác thoải mái cho làn da của bạn nhờ vào việc thấm và làm khô mồ hôi nhanh chóng. Mặc dù tương đối phổ biến và có thể tồn tại trong nhiều năm, loại vải mịn này cũng có nhược điểm của riêng mình. Các sản phẩm được làm từ 100% cotton dễ bị nhăn và cần được ủi liên tục. Khi giặt vải cotton, hãy lưu ý rằng nó sẽ co lại trong lần giặt đầu tiên, vì vậy khi chọn phải đảm bảo rằng kích thước được chọn đã được tính toán 1 cách phù hợp nhất với quá trình co lại này.

Gent / Collection

Ngoài việc được biết đến là một loại chất liệu giữ nhiệt và khả năng cách nhiệt thấp, thì polyester cũng có những điểm cộng của riêng mình. Trong đó đặc tính nổi bật nhất của nó là có thể duy trì hình dạng khá tốt, do vậy nếu bạn không phải là một người lúc nào cũng muốn quần áo được ủi thẳng thớm, polyester sẽ là một sự lựa chọn thích hợp. Là vải nhân tạo, người ta thường nghĩ về polyester như một loại vải bền bĩ và nhờ đó có khả năng chống lại các ảnh hưởng từ sinh học. Nghĩa là, nếu bạn có bất cứ thứ gì làm từ polyester, hãy yên tâm rằng nó sẽ được giặt thoải mái. Bạn cũng không cần lo lắng về việc phai màu khi giặt vì đây là loại vải có chất lượng bền nhất hiện nay.

Nolita / Collection

Tơ lụa

Bạn đã bao giờ tự hỏi lụa được sản xuất như thế nào để có kết cấu nhẹ và mịn đó chưa? Bây giờ, chúng tôi sẽ giải đáp câu hỏi đó của bạn, lụa được làm từ sợi tơ tằm. Để tạo ra vải lụa người ta phải nuôi hàng ngàn con tằm nhỏ để chúng nhả kén sau đó se sợi tơ và dệt thành những tấm vải lụa mịn, sáng và bóng mượt. Do chất liệu mềm nhẹ, nó cho phép vải hấp thụ độ ẩm, làm cho người sử dụng cảm thấy mát mẻ ở vùng khí hậu khô nóng nhưng đồng thời lại cảm thấy ấm áp khi thời tiết chuyển lạnh. Đó là chưa nói tới nhờ các đặc tính hấp thụ cao của mình, lụa cho phép được nhuộm thành vô số màu sắc khác nhau. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng lụa là một loại vải cực kỳ tinh tế và mỏng manh, vì vậy bạn phải cực kỳ cẩn thận khi làm sạch nó.

Nolita / Collection

Vải Len

Một loại chất liệu khác được làm từ sự giúp đỡ từ người bạn lông xù, len được làm từ nhiều loại lông động vật khác nhau nhưng phổ biến nhất là từ cừu. Những bộ lông của chúng có những lọn nhỏ tọa ra cảm giác mềm xốp do lượng không khí được giữ ở giữa. Một thuộc tính đặc biệt khác của len là khả năng cách nhiệt nhờ cấu tạo từ nhiều sợi quăn nhỏ, làm cho len trở thành một chất liệu tuyệt vời để sử dụng ở những vùng khí hậu lạnh. Một điểm cộng nữa cho len là sự co giãn và giữ được hình dạng của mình, tạo độ bền và chống bụi bẩn. Tuy nhiên, len lại khá nặng và cồng kềnh, vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn đã tính đến yếu tố này trước khi sử dụng len cho các dự án và hoạt động của bạn.

Trong thần thoại của hai nền văn hoá cổ xưa nhất Á châu đều có nhắc đến một chất liệu vừa êm nhẹ vừa cứng cáp: lụa. Trung Quốc có truyền thuyết về người vợ của Hiên Viên Hoàng đế (một vị trong Ngũ Đế) là Luy Tổ một lần ngồi uống trà dưới gốc dâu tằm thấy kén tằm rơi vào tách, từ đó, bà dệt ra những tấm lụa và dạy cho dân cách nuôi tằm dệt vải, chế ra quần áo. Ở Ấn Độ có thần thoại về Markanda, một vị thánh nhân có khả năng dệt vải từ cánh hoa sen. Ngoài cương vị là người dệt vải cho các vị thần, ông còn như là “stylist” được ưa chuộng vì luôn biết được sở thích ăn mặc của các vị thần; Vishnu thích mặc lụa, Shiva lại thích cotton. Ông trở thành tiền bối truyền lại cách dệt nên những tấm sari lụa nổi tiếng tại Ấn Độ ngày nay.

Những chất liệu thô để dệt nên một tấm lụa trong cả hai nền văn hoá là tơ tằm và màu nhuộm. Tuy nhiên, có một điểm khác biệt làm cho lụa thượng hạng của Ấn Độ lấp lánh ánh vàng đó là chất liệu thứ ba: sợi ánh kim (Zari); để sợi Zari có màu sắc, nó được nhúng vào vàng lỏng.

Ba chất liệu thô trên thường được lấy từ nhiều nơi khác nhau. Người khoác lụa Ấn Độ cũng là đang khoác lên sự hợp nhất mượt mà giữa tinh thần và lao động của các nghệ nhân từ nhiều vùng trên đất nước Ấn Độ mà văn hoá nơi ấy luôn óng ánh nét thần thoại.

Nét đẹp thủ công mỹ nghệ của ngành dệt được truyền không những qua đôi tay bao thế hệ mà còn qua những câu chuyện thần thoại như trên. Estelle đã đưa nét đẹp đó vào từng loại vải đẳng cấp được dệt thủ công của mình mà trong đó, Bombay với 100% lụa sẽ khoác lên không gian của bạn nét giàu sang không những về mặt thẩm mỹ vật chất mà còn cả tinh thần và văn hoá.

Ghé thăm văn phòng Việt Nam của chúng tôi tại Acacia Fabrics Vietnam

Bạn đang tìm kiếm chiếc ghế sofa chất lượng với những loại vải sáng tạo và dễ dàng bảo dưỡng? Hãy tìm phòng trưng bày gần mình nhất tại acaciasofa.co
Nếu bạn đang tìm kiếm một bức màn hoàn hảo thể hiện rõ cá tính ngôi nhà của bạn, hãy tìm đến các cửa hàng gần nhất tạacaciacurtain.co